Untitled Document
Hôm nay, 11/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm ở tỉnh Quảng Nam. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 
  Tổ chức chủ trì Viện Dược liệu 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì UBND tỉnh Quảng Nam 
  Cơ quan chủ quản UBND tỉnh Quảng Nam 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Tỉnh, Thành phố 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Nguyễn Bá Hoạt 
  Cán bộ phối hợp KS. Lê Thanh Sơn, CN. Ngô Văn Trại, TS. Nguyễn Văn Tập, CN. Ngô Đức Phương, Kỹ thuật viên. Cù Hải Long, Dược sĩ. Phan Văn Đệ, CN. Nguyễn Bá Tòng, CN. Tạ Ngọc Tuấn, Dược sĩ. Đặng Ngọc Phái, Dược sĩ. Nguyễn Như Chính 
  Lĩnh vực nghiên cứu 30303. Điều dưỡng 
  Thời gian bắt đầu 03/2002 
  Thời gian kết thúc 08/2003 
  Năm viết báo cáo 2003 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 78 tr. 
  Tóm tắt Đánh giá tổng quát về tiềm năng và hiện trạng cây thuốc của trên các mặt: giá trị sử dụng, triển vọng khai thác một số cây thuốc để chiết xuất hoạt chất, các cây thuốc có giá trị xuất khẩu, cảnh báo dấu hiệu và nguyên nhân suy giảm tài nguyên. Xác định được 8 vùng rừng tập trung nhiều cây thuốc làm cơ sở cho việc khoanh nuôi vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu. Về thực vật làm thuốc, đã phát hiện và thống kê được 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc (so với kết quả điều tra 1978-1983 là 735 loài). Đã thu mẫu và xác định được 4 loài cây thuốc hoàn toàn mới, chưa có tên trong hệ thực vật Việt Nam cũng như danh lục cây thuốc Việt Nam. Đó là: Dù dẻ nhỏ (Mitrella touranensis Ban, họ Annonaceae), Khế đất (Oxalis barrelieri L., họ Oxalidaceae), Gờ rồng (Didissandra clemensiae Pell., họ Gesneriaceae), Ba chạc lá to (Euodia calophylla Guill., họ Rutaceae). Ngoài ra còn phát hiện cây Ba kích (Morinda officinalis How, họ Rubiaceae), là cây thuốc quí lần đầu tiên ghi nhận được ở các tỉnh phía Nam. Về động vật làm thuốc, đã ghi nhận được 142 loài thuộc 98 họ trong đó có 15 loài quí hiếm cần bảo vệ. Về những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến có khả năng tiếp tục khai thác, đã xác định được 43 loài và nhóm loài thuộc 31 họ. Đánh giá trữ lượng một số loài còn có khả năng khai thác đồng thời cảnh báo và đánh giá nguyên nhân suy giảm một số loài như Đảng sâm, Vàng đắng, Ngũ gia bì … . Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác hợp lý, phát triển tài nguyên dược liệu và các cơ chế chính sách, đầu tư, chiến lược phát triển ngành dược Quảng Nam. Lập Danh mục cây con làm thuốc; cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến có khả năng tiếp tục khai thác; cây con làm thuốc thuộc diện quí hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần chú ý bảo tồn cho từng huyện và cho toàn Tỉnh. 
  Từ khoá dược liệu, cây thuốc, con thuốc, cây dược liệu, dược liệu quý 
  Nơi lưu trữ VN-SKHCNQNM 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127